NHƯỢC THỊ LÀ GÌ?
Nhược thị là bệnh lý liên quan trực tiếp tới sức khỏe đôi mắt, chúng còn được biết đến với tên gọi khác là mắt lười. Nguyên nhân chính gây bệnh là do khả năng nhận biết hình ảnh của não bộ suy giảm, chính vì thế thị lực của một bên mắt trở nên kém hơn. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân phải đối mặt với bệnh nhược thị ở cả hai con mắt. Nhược thị được định nghĩa là sự suy giảm thị lực không thể cải thiện được bằng cách đeo kính hoặc dùng kính áp tròng và cũng không do bất kỳ bệnh nào về mắt gây ra. Tỉ lệ nhược thị chiếm khoảng 2-2,5% dân số. Nếu bị nhược thị 2 mắt nguy cơ mù lòa cao hơn bình thường là 3,3%.
Trên thực tế, tỷ lệ người mắc bệnh nhược thị không quá cao, chính vì thế mọi người chưa thực sự hiểu biết về các triệu chứng và những biến chứng có thể gặp phải. Hiện nay, hai dạng bệnh thường gặp đó là: nhược thị chức năng và thực thể.
Trong đó, tình trạng nhược thị chức năng thuộc mức độ nhẹ hơn, bệnh nhân nếu áp dụng các phương pháp điều trị nhược thị phù hợp có thể phục hồi chức năng. Ngược lại, bệnh nhân mắc nhược thị thực thể hầu như không thể điều trị và phục hồi sức khỏe đôi mắt.
Bệnh lý này có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào nên chúng ta không được chủ quan, bỏ qua việc điều trị. Đối với trẻ nhỏ, bệnh thường xảy ra trong giai đoạn bé dưới 6 tuổi, lúc này quá trình phát triển thị giác có thể chịu nhiều tác động xấu và ảnh hưởng tới khả năng truyền hình ảnh của não bộ. Sau giai đoạn này, thần kinh thị giác và não bộ của bé đã dần hoàn thiện, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Đối với người lớn, nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ một số tật khúc xạ ở mắt thường gặp. Để điều trị hiệu quả, cải thiện sức khỏe đôi mắt, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây nhược thị và lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
Nhược thị là bệnh phổ biến đặc biệt là trẻ nhỏ, nếu được phát hiện và điều trị trước 7 tuổi thì bệnh có thể tiến triển tốt và cải thiện đáng kể.
Trên lâm sàng dựa vào tình trạng thị lực có thể chia nhược thị làm 3 mức độ:
- Nhược thị nặng: thị lực tối đa nhỏ hơn 3/10
- Nhược thị trung bình: thị lực tối đa từ 3/10 – 5/10
- Nhược thị nhẹ: thị lực tối đa từ trên 5/10 – dưới 10/10
Nhược thị là sự suy giảm thị lực không thể cải thiện được bằng cách đeo kính hoặc dùng kính sát tròng
BỆNH NHƯỢC THỊ Ở TRẺ EM
Trẻ em mới sinh ra mắt đều nhìn thấy được, trong quá trình phát triển, đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến não dần hình thành và hoàn thiện. Não bắt đầu học cách phân tích những tín hiệu từ mắt chuyển đến. Ở giai đoạn này, bất kỳ nguyên nhân nào tác động làm cản trở việc phát triển thị giác, hoặc có sự tương tác bất thường giữa hai mắt, dẫn đến việc hoàn thiện đường dẫn truyền thị giác bị gián đoạn sẽ khiến trẻ có thể bị nhược thị.
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi bị nhược thị chiếm khoảng 3%. Sau 7 tuổi, não bộ và thần kinh thị giác của trẻ đã ổn định, nên mọi điều trị sau thời gian này sẽ kém hiệu quả.

Bệnh nhược thị có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào

Mọi người nên nắm được những triệu chứng của nhược thị để phát hiện bệnh sớm
Triệu chứng của bệnh nhân nhược thị
Nhiều người thắc mắc không biết phát hiện bệnh nhược thị như thế nào? Mọi người có thể dựa vào một vài biểu hiện dưới đây để kịp thời phát hiện tình trạng sức khỏe đôi mắt nhé! Một số bệnh nhân gặp phải hiện tượng mắt lác, tức là hai con mắt hướng về phía khác nhau, không giống những người bình thường. Dần dần, bạn sẽ đối mặt với những tật khúc xạ, ví dụ như cận thị hoặc viễn thị,… Để xác định bệnh nhược thị, chúng ta cần theo dõi triệu chứng trong một khoảng thời gian, tránh nhầm lẫn với các vấn đề khác có liên quan tới sức khỏe đôi mắt.
Ngoài ra, những triệu chứng nhỏ mà bạn không thể bỏ qua là: đục thủy tinh thể, thường xuyên nheo mắt để nhìn rõ cảnh vật xung quanh. Một số bệnh nhân sẽ cảm thấy nhức mỏi mắt và hay nghẹo cổ để nhìn rõ hơn. Nhờ nắm được triệu chứng đặc trưng của bệnh nhược thị, chúng ta sẽ tìm ra các phương pháp điều trị nhược thị hiệu quả nhất.
Discussion about this post