Subscribe to get Updates
  • Login
Phòng khám mắt Quảng Ninh - Trung tâm Ortho-K đầu tiên tại Quảng Ninh
  • Home
    • Home
  • Kính ORTHO-K
    • All
    • Chăm sóc
    • Giói thiệu
    • Gọng & Tròng
    • Khám mắt
    • Kính ORTHO-K
    • Tập nhược thị
    • Tiểu phẫu
    Điều trị nhược thị

    Điều trị nhược thị

    Bệnh nhược thị

    Bệnh nhược thị

    Tật nháy mắt ở trẻ

    Tật nháy mắt ở trẻ

    Bệnh khô mắt

    Bệnh khô mắt

    Bệnh Glôcôm (thiên đầu thống)

    Bệnh Glôcôm (thiên đầu thống)

    Top 3 tròng kính tốt nhất

    Top 3 tròng kính tốt nhất

    Bảng giá tròng kính hãng

    Bảng giá tròng kính hãng

  • Gọng & Tròng
    Bảng giá tròng kính hãng

    Bảng giá tròng kính hãng

    Top các kính gọng điều trị cận loạn được ưa thích

    Top các kính gọng điều trị cận loạn được ưa thích

    Gọng & Tròng kính hãng

    Gọng & Tròng kính hãng

    Tròng kính hãng Huvitz

    Tròng kính hãng Huvitz

    Gọng & Tròng kính hãng

    Các gọng kính được yêu thích

    Tròng kính hãng Chemi

    Tròng kính hãng Chemi

    Tròng kính hãng Huvitz

    Lựa tròng kính sao cho đúng

  • Khám mắt
    Bệnh nhược thị

    Bệnh nhược thị

    Bệnh khô mắt

    Bệnh khô mắt

    Bệnh Glôcôm (thiên đầu thống)

    Bệnh Glôcôm (thiên đầu thống)

    Khám mắt chuyên sâu

    Khám mắt chuyên sâu

    Chấn thương kết – giác mạc

    Chấn thương kết – giác mạc

    Các bệnh về mắt đặc biệt lưu ý

    Các bệnh về mắt đặc biệt lưu ý

    Bệnh viêm kết mạc

    Bệnh viêm kết mạc

  • Tiểu phẫu

    Dịch vụ tiểu phẫu mắt

  • Chăm sóc
    Tật nháy mắt ở trẻ

    Tật nháy mắt ở trẻ

    Bệnh khô mắt

    Bệnh khô mắt

    Bệnh lý lệ đạo

    Bệnh lý lệ đạo

  • Tập nhược thị
    Điều trị nhược thị

    Điều trị nhược thị

    Bệnh nhược thị

    Bệnh nhược thị

No Result
View All Result
  • Home
    • Home
  • Kính ORTHO-K
    • All
    • Chăm sóc
    • Giói thiệu
    • Gọng & Tròng
    • Khám mắt
    • Kính ORTHO-K
    • Tập nhược thị
    • Tiểu phẫu
    Điều trị nhược thị

    Điều trị nhược thị

    Bệnh nhược thị

    Bệnh nhược thị

    Tật nháy mắt ở trẻ

    Tật nháy mắt ở trẻ

    Bệnh khô mắt

    Bệnh khô mắt

    Bệnh Glôcôm (thiên đầu thống)

    Bệnh Glôcôm (thiên đầu thống)

    Top 3 tròng kính tốt nhất

    Top 3 tròng kính tốt nhất

    Bảng giá tròng kính hãng

    Bảng giá tròng kính hãng

  • Gọng & Tròng
    Bảng giá tròng kính hãng

    Bảng giá tròng kính hãng

    Top các kính gọng điều trị cận loạn được ưa thích

    Top các kính gọng điều trị cận loạn được ưa thích

    Gọng & Tròng kính hãng

    Gọng & Tròng kính hãng

    Tròng kính hãng Huvitz

    Tròng kính hãng Huvitz

    Gọng & Tròng kính hãng

    Các gọng kính được yêu thích

    Tròng kính hãng Chemi

    Tròng kính hãng Chemi

    Tròng kính hãng Huvitz

    Lựa tròng kính sao cho đúng

  • Khám mắt
    Bệnh nhược thị

    Bệnh nhược thị

    Bệnh khô mắt

    Bệnh khô mắt

    Bệnh Glôcôm (thiên đầu thống)

    Bệnh Glôcôm (thiên đầu thống)

    Khám mắt chuyên sâu

    Khám mắt chuyên sâu

    Chấn thương kết – giác mạc

    Chấn thương kết – giác mạc

    Các bệnh về mắt đặc biệt lưu ý

    Các bệnh về mắt đặc biệt lưu ý

    Bệnh viêm kết mạc

    Bệnh viêm kết mạc

  • Tiểu phẫu

    Dịch vụ tiểu phẫu mắt

  • Chăm sóc
    Tật nháy mắt ở trẻ

    Tật nháy mắt ở trẻ

    Bệnh khô mắt

    Bệnh khô mắt

    Bệnh lý lệ đạo

    Bệnh lý lệ đạo

  • Tập nhược thị
    Điều trị nhược thị

    Điều trị nhược thị

    Bệnh nhược thị

    Bệnh nhược thị

No Result
View All Result
KHÁM MẮT
No Result
View All Result
Home Chăm sóc

Bệnh khô mắt

by matqninh
May 29, 2024
in Chăm sóc, Khám mắt
0 0
0
Bệnh khô mắt
0
SHARES
6
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Khô mắt là tình trạng tương đối phổ biến, thường gặp ở những người thường xuyên phải làm việc với máy tính. Tuy không nguy hiểm nhưng khô mắt có thể gây mệt mỏi, khó chịu cho người mắc cũng như làm giảm năng suất làm việc. Ngoài ra, người bị khô mắt trong thời gian dài cũng có thể bị suy giảm thị lực.

TỔNG QUAN VỀ BỆNH KHÔ MẮT

Định Nghĩa

Màng phim nước mắt được cấu tạo bởi 3 lớp:

  • Lớp mỡ
  • Lớp nước
  • Lớp nhầy

Lớp mỡ giúp hạn chế sự bốc hơi nước mắt. Lớp nước cung cấp oxy cho biểu mô giác mạc, có tính sát trùng nhẹ, giúp rửa trôi bụi bẩn cho giác mạc trơn nhẵn. Lớp nhầy giúp dàn đều nước mắt trên giác mạc. 3 lớp này cùng có vai trò bảo vệ bề mặt nhãn cầu khỏi những tác động xấu từ bên ngoài.

Khô mắt hoặc tình trạng mắt khô là một dạng bệnh về mắt xảy ra khi hoạt động của 3 lớp này bị rối loạn, dẫn đến sự suy giảm về số lượng và chất lượng nước mắt. Từ đó không còn đủ nước mắt để bôi trơn, bảo vệ bề mặt nhãn cầu và nuôi dưỡng giác mạc, gây ra cảm giác khó chịu cho đôi mắt.

Nguyên Nhân Khô Mắt

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh khô mắt là do sự mất cân bằng giữa khả năng tiết nước mắt và thoát đi của nước mắt, bao gồm:

  • Lượng nước mắt tiết ra không đủ: Nước mắt được tiết ra từ các tuyến trong và quanh mi mắt. Do nhiều yếu tố khác nhau: tuổi tác, bệnh lý, khí hậu… mà khả năng tiết nước mắt của mắt sẽ giảm và nước mắt cũng bị bốc hơi nhanh, gây ra bệnh khô mắt.
  • Chất lượng nước mắt kém: Sự mất cân bằng, bất thường về cấu tạo của 3 lớp màng phim nước mắt có thể khiến gia tăng tốc độ bốc hơi nước mắt hoặc nước mắt không được dàn đều trên bề mặt giác mạc.

Ngoài ra, các yếu tố sau cũng là những nguyên nhân gây bệnh khô mắt:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, các protein tham gia cấu tạo nên màng nước mắt càng suy giảm và lượng nước mắt được tiết ra ngày một ít đi. Do đó, những người trên 50 tuổi rất dễ gặp phải tình trạng khô mắt.
  • Sự thay đổi hormone: Phụ nữ sau khi mang thai, đang sử dụng thuốc tránh thai, trong thời kỳ mãn kinh… thường bị khô mắt do sự thay đổi hormone.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc (thuốc chống tăng huyết áp, thuốc kháng histamine, thuốc chống viêm…) có thể làm giảm lượng nước mắt tiết ra.
  • Các bệnh lý toàn thân hoặc tại mắt: Người bị bệnh viêm khớp dạng thấp, tổn thương tuyến giáp, đái tháo đường, viêm bờ mi, trứng cá đỏ, hội chứng Sjogren (rối loạn bài tiết nước mắt và nước bọt)… tăng nguy cơ mắc khô mắt. Ngoài ra, hở mi (liệt mặt ngoại biên) hoặc giảm tần suất chớp mắt (bệnh Parkinson) cũng là những nguyên nhân gây khô mắt.
  • Môi trường sống: Môi trường sống nhiều gió, khói bụi hoặc thời tiết hanh khô sẽ làm tăng tốc độ bốc hơi của nước mắt.
  • Thói quen sinh hoạt: Hút thuốc lá hay sử dụng mắt liên tục trong một khoảng thời gian dài là những thói quen rất dễ dẫn tới khô mắt.
  • Phẫu thuật: Bệnh nhân phẫu thuật Lasik, Phaco… có thể gặp phải các triệu chứng khô mắt tạm thời hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng khô mắt.

Triệu Chứng Của Khô Mắt

Bệnh khô mắt thường dễ dàng được nhận biết qua các triệu chứng sau:

  • Mắt khô mỏi, đỏ, nóng rát hoặc ngứa bên trong mắt
  • Cảm giác cộm như có hạt cát ở trong mắt
  • Mí mắt nặng nề
  • Nhìn lờ mờ sau khi chớp mắt
  • Chảy nước mắt liên tục, ra gỉ (ghèn) nhiều hơn bình thường
  • Trường hợp bệnh kéo dài và tiến triển nặng, người bệnh có thể cảm nhận được thị lực suy giảm rõ rệt

Các triệu chứng trên có thể giảm nhẹ trong môi trường mát mẻ, mưa, độ ẩm cao… 

Tầm Quan Trọng Của Nước Mắt

Nước mắt đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ bề mặt nhãn cầu và duy trì thị lực. Thành phần của nước mắt bao gồm nước, protein, vitamin và chất dinh dưỡng.

Với mỗi lần chớp mắt, nước mắt sẽ dàn đều trên bề mặt nhãn cầu giúp bôi trơn bề mặt nhãn cầu, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn mắt, rửa trôi các dị vật trong mắt và giữ cho bề mặt giác mạc, kết mạc phẳng, sạch sẽ.

Ngoài ra, nước mắt còn giúp nuôi dưỡng giác mạc – nơi bảo vệ mắt và khúc xạ tia sáng. Do đó, khi mắt bị khô sẽ làm giảm nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho giác mạc, lâu dần gây bệnh về giác mạc và ảnh hưởng xấu đến thị lực.

bệnh khô mắt

Khô mắt là bệnh về mắt vô cùng phổ biến với nguyên nhân là do lượng nước mắt tiết ra không đủ và chất lượng nước mắt kém

 ĐIỀU TRỊ KHÔ MẮT

Khô mắt là bệnh thường kéo dài và khó có thể điều trị dứt điểm. Điều trị khô mắt chủ yếu tập trung vào việc giảm các triệu chứng khó chịu do khô mắt gây ra. Các phương pháp được chỉ định bao gồm:

  • Sử dụng nước mắt nhân tạo: Đây là phương pháp phổ biến nhất, dễ thực hiện và có thể duy trì lâu dài. Nước mắt nhân tạo nhớt hơn bao phủ bề mặt mắt lâu hơn, có chứa chất béo phân cực như glycerin hoặc chất béo không phân cực (dầu khoáng) làm giảm sự bay hơi. Đặc biệt, nước mắt nhân tạo dạng mỡ được sử dụng trước khi ngủ đặc biệt hữu ích khi bệnh nhân bị hở mi ban đêm hoặc kích thích khi đang tỉnh.
  • Kích thích tăng tiết nước mắt: Việc bổ sung axit béo Omega-3 vào chế độ dinh dưỡng và sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt có thể giúp cải thiện màng dầu của mắt và làm giảm khô mắt.
  • Điều trị tình trạng viêm của mi mắt và bề mặt nhãn cầu: Sử dụng các loại thuốc uống, thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ tra mắt theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với các động tác chườm ấm, massage mi mắt có hiệu quả rất tốt trong việc làm giảm viêm nhiễm quanh mắt và tình trạng khô mắt.
  • Phẫu thuật: Nếu bệnh khô mắt quá nặng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên, việc chỉ định phẫu thuật là cần thiết. Với mục đích chính là duy trì màng phim nước mắt, các phương pháp phẫu thuật điều trị khô mắt gồm nút điểm lệ hoặc khâu cò mi. Các nút punctal làm bằng silicon hoặc collagen có thể được đặt vào để chặn một phần hoặc hoàn toàn ống lệ ở góc trong của mắt để giữ cho nước mắt không bị thoát đi. Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể khuyến nghị phẫu thuật đóng ống thoát nước mắt bằng cách đốt nhiệt nút punctal để đóng ống lệ vĩnh viễn.

bệnh khô mắt

Nhỏ nước mắt nhân tạo – Phương pháp điều trị khô mắt được áp dụng nhiều nhất

MỘT SỐ LỜI KHUYÊN PHÒNG TRÁNH KHÔ MẮT TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY

Tuy khô mắt không gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiều bệnh lý về mắt khác nhưng vẫn gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và về lâu dài có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về mắt. Do đó, để phòng tránh bệnh khô mắt, trong sinh hoạt hàng ngày nên lưu ý những điều sau:

  • Không sử dụng các thiết bị điện tử khi không cần thiết. Khi khi học tập hoặc làm việc thực hiện theo quy tắc 20 – 20 – 20: Cứ 20 phút làm việc với máy vi tính để mắt giải lao 20 giây và nhìn tập trung vào một vật cách khoảng 20 feet (khoảng 6 mét).
  • Tập thói quen chớp mắt chậm và đều (khoảng 12-18 lần/phút) giúp nước mắt dàn đều, làm ẩm giác mạc.
  • Đeo kính khi ra ngoài để tránh cho mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nắng gió, khói bụi. Tránh để gió từ quạt, máy lạnh, máy sấy thổi vào mắt.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng cường độ ẩm trong nhà hoặc tại nơi làm việc.
  • Hạn chế đeo kính áp tròng.
  • Bổ sung thức ăn chứa Omega-3 (có nhiều trong cá), Beta-Carotene (trong các loại rau củ màu vàng, đỏ), vitamin A, kẽm, chất chống oxy hóa… giúp tăng cường sức khỏe đôi mắt.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết (2 lít/ngày).
  • Hạn chế thức khuya. Đảm bảo ngủ đủ giấc 7 – 8h mỗi ngày để mắt được nghỉ ngơi, duy trì độ ẩm ở màng mắt, thư giãn cơ mắt.
  • Ngừng hút thuốc lá và tránh nơi có nhiều khói thuốc.

bệnh khô mắt

Nên đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi nắng gió, khói bụi, từ đó phòng tránh tình trạng khô mắt

Advertisement Banner
Previous Post

Bệnh Glôcôm (thiên đầu thống)

Next Post

Tật nháy mắt ở trẻ

matqninh

matqninh

Next Post
Tật nháy mắt ở trẻ

Tật nháy mắt ở trẻ

Discussion about this post

© 2025 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Home
    • Home
  • Kính ORTHO-K
  • Gọng & Tròng
  • Khám mắt
  • Tiểu phẫu
  • Chăm sóc
  • Tập nhược thị

© 2025 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In